Mô tả
Cốm gạo đậu phộng sầu riêng cao cấp, mỗi bịch gồm 10 miếng cốm giòn thơm.
Miếng cốm giòn rụm, cảm thấy vị ngọt còn vương nơi đầu lưỡi cùng vị béo của dừa, đậu phộng, thoảng mùi gừng cay cay, cộng với mùi và vị sầu riêng đậm đà khiến ta muốn ăn thêm miếng nữa.
THÀNH PHẦN: Gạo, đường, mạch nha, gừng, cốt dừa, đậu phộng, sầu riêng.
HSD: 30 ngày
CÂU CHUYỆN NHÀ QUÊ! (trích từ báo Người Lao Động)
Là con dân của miền Nam yêu dấu, có ai mà không biết đến món cốm nổ và cốm gạo?
Với những người sống ở thôn quê miền Tây, chắc hẳn đã từng nhìn nổ cốm. "Đồ nghề" của người thợ khá đơn giản, chỉ cần một bếp lửa hồng, một quả nổ và một túi mành chứa cốm là đủ. Sau khi cho gạo vào bên trong ống, đặt lên bếp lửa, người thợ nổ phải liên tục quay quả nổ đều tay trên lửa. Công đoạn này đòi hỏi sự nhẫn nại và khéo léo của người thợ, sao cho tay quay vừa đều, vừa nhanh. Vô số hạt gạo con con được tiếp lửa đều qua những vòng quay rồi cũng đến lúc chín căng, mẻ cốm đầu tiên chuẩn bị ra lò.
Lúc này, người thợ mang quả nổ rời khỏi bếp lửa, đặt một phần quả nổ vào túi mành, trong khi chân cẩn thận đạp quả nổ thì tay thợ cầm cây đập lẫy cò trên nắp. Ngay lập tức: "Đùng!". Sau tiếng nổ, gạo đã có một hình hài khác - những hạt cốm nóng hổi, trắng tinh tuôn vào túi mành.
Thời ấy, đi nổ cốm, người ta thường mang theo những chiếc thúng đan bằng tre để đựng cốm nóng, cốm có thể ăn ngay để cảm nhận chút hương thoang thoảng của gạo chín hoặc chế biến thành cốm ngào đường - món ăn đậm đà, ngọt thơm đầy ma lực với trẻ con nông thôn.
Tùy ý của mỗi nhà mà cốm nổ xong có thể nhờ thợ nổ ngào đường ngay tại chỗ, hoặc sẽ mang về, ăn bao nhiêu ngào bấy nhiêu. Công đoạn ngào cốm cũng khá đơn giản. Chọn một cái chảo to, bỏ đường, một ít gừng chỉ thái thật mỏng vào rồi bắc lên bếp đảo đều cho đường tan thành chất lỏng màu cánh gián đẹp mắt. Sau đó, đổ cốm gạo vào, dùng hai chiếc đũa tre loại to để đảo nhanh lòng chảo, giúp cho các hạt cốm dính đường thật mịn đều, kết dính vào nhau bằng lớp đường thơm ngọt. Không để lâu, người ta đổ chảo cốm đã ngào đường ra một cái khuôn bằng gỗ (hoặc chiếc mâm trong nhà) với độ dày chừng 3cm, nhà nào thích thì rắc thêm một lớp đậu phộng rang vàng, rồi cán cốm đều tăm tắp. Đợi chừng vài phút, khi khối cốm đã cứng lại và nguội bớt, người ta lấy dao yếm chia nhỏ khối cốm bằng những đường cắt ngang, dọc, sao cho miếng cốm cầm vừa tay người ăn.
Bây giờ nổ cốm tiến bộ hơn rất nhiều bởi sự hỗ trợ của máy móc, bởi sự phong phú của mùi vị, và vì thế mà món cốm gạo miền Tây nâng lên 1 tầm
Xem thêm