Mô tả
Đế chế Alibaba - tác giả Trần Vĩ
Công ty phát hành MCBOOKS
Ngày xuất bản 01-2020
Tác giả Trần Vĩ
Dịch Giả dũng nguyễn
Loại bìa Bìa mềm
Số trang 421
Nhà xuất bản Nhà Xuất Bản Hồng Đức
Khi khởi đầu, Alibaba thiếu vốn, công nghệ, và kế hoạch hoạt động. Những khó khăn này như báo hiệu cho một thất bại nhãn tiền. Nhưng tầm nhìn của Jack Ma cho phép ông mơ giấc mơ lớn, cái giúp doanh nghiệp này trở thành một kinh doanh khổng lồ. Như ông đã chia sẻ, mục tiêu cuối cùng là “đánh bại eBay, thâu tóm Yahoo và cản bước tiến của Google”. Phong cách lãnh đạo đầy cảm hứng của Jack Ma đã để lại tầm ảnh hưởng sâu rộng cho rất nhiều doanh nghiệp non trẻ mới bước đầu khởi nghiệp. Nhìn chung, phong cách quản trị nhân sự của Jack Ma được tóm gọn trong những nguyên tắc chính sau:
Bí mật quản trị nhân lực để tạo ra một đội quân bách chiến bách thắng
Văn hóa doanh nghiệp
Nhìn chung, Khi doanh nghiệp phát triển đến một giai đoạn nhất định, xây dựng văn hóa doanh nghiệp sẽ trở thành mấu chốt để nhà quản lí đạt được sự đồng lòng nơi tập thể nhân viên. Với Alibaba xây dựng nên chín tôn chỉ và sáu quan niệm nòng cốt chính thức ghi vào quy định, cụ thể hóa thành hệ thống nguyên tắc sát hạch hành vi, đó là thành quả của tổng kết quá trình “Văn
hóa doanh nghiệp” chính là sợi dây kết nối Ali: văn hóa tươi cười, văn hóa võ hiệp, văn hóa đối lập
Tuyển dụng nhân tài
Dù là một danh nghiệp hay một quốc gia, kẻ có được nhân tài thì hưng thịnh, kẻ mất đi nhân tài thì diệt vong, Alibaba cũng không phải ngoại lệ. Nhân tài xuất chúng vốn đã khó mà có được, chưa kể xuất chúng về lí thuyết chưa chắc thích hợp với thực tế của công ty. Vậy nên, Alibaba không tuyển chọn nhân tài xuất sắc nhất mà tuyển chọn nhân tài có khả năng đáp ứng tốt nhất yêu cầu đề ra. Chiêu mộ nhân tài giỏi nhất không bằng nhân tài phù hợp nhất.
Văn hóa tổ chức
Văn hóa tổ chức của Alibaba là coi công lao thuộc về toàn đội. Bởi ý nghĩa của sự tồn tại tổ chức là lấy điểm mạnh của người này, bù cho điểm yếu của người kia, tổng hợp lại thành một chỉnh thể mà hiệu suất làm việc cao hơn. Là một công ty với những nhân viên đến từ rất nhiều quốc gia, Jack Ma cho rằng mỗi người là một tính cách khác nhau, cách thức tư duy và tác phong làm việc lại càng khôn giống. Tôn trọng sự khác biệt trong tính cách, chính là tôn trọng điểm khác biệt của bản thân với tập thể, tìm kiếm những điểm chung và tự phát huy sở trường, cởi mở trong giao tiếp sẽ kết nối thành công trong tổ chức.
Thủ Lĩnh Bộ Lạc – Thuật Lãnh Đạo Xuất Chúng Để Đưa Tổ Chức Vươn Tới Một Tầm Cao Mới
Công ty phát hành BIZBOOKS
Tác Giả DAVE LOGAN
Số Trang 483
Kích thước 13.5*20.5
Nhà xuất bản Hồng Đức
Trong bất kì nhóm người nào cũng sẽ có một bộ lạc khoảng từ 20 đến 150 người, có sự quen biết nhau đủ rõ. Và nếu họ gặp nhau trên đường, họ sẽ dừng lại và nói “Xin chào”. Họ là những người có thể có tên trong điện thoại và danh bạ email của bạn.
Lãnh đạo bộ lạc là mối quan hệ tương hỗ giữa các nhà lãnh đạo và thành viên của bộ lạc. Các Thủ lĩnh Bộ lạc nỗ lực tập trung vào việc xây dựng – hay nói chính xác hơn là nâng cao văn hoá của bộ lạc. Nếu họ thành công, bộ lạc sẽ công nhận họ là thủ lĩnh, cống hiến hết mình, trung thành và như vậy họ sẽ liên tục có được những thành công.
5 giai đoạn phát triển của bộ lạc – thuật lãnh đạo xuất chúng để đưa tổ chức vươn tới một tầm cao mới
Từ một nghiên cứu thực địa 10 năm với 24.000 người trong 24 tổ chức trên toàn thế giới, các tác giả nhận thấy rằng mỗi bộ lạc có một nền văn hóa thống trị, và các tác giả đã phân loại chúng thành 5 giai đoạn, mỗi giai đoạn có ngôn ngữ, loại hành vi và cấu trúc mối quan hệ độc đáo riêng. Giai đoạn càng cao, hiệu suất tổ chức càng tốt, với Giai đoạn 5 là lý tưởng. Bạn chỉ có thể di chuyển lên các giai đoạn một cách tuần tự, từng giai đoạn một. Ở mỗi giai đoạn, bạn cần sử dụng các điểm đòn bẩy được nhắm mục tiêu, điểm số để nâng cấp bộ lạc của bạn. Mục tiêu là đưa bộ lạc của bạn đến Giai đoạn 4, vì đó là bệ phóng cho Giai đoạn 5.
Cấp độ 1 – Trên bờ vực của sự khủng hoảng
Cấp độ 2 – Cách li và không vướng bận
Cấp độ 3 – Miền tây hoang dã
Cấp độ 4 – Xây dựng thủ lĩnh bộ lạc
Tác giả đã tìm ra điểm khác biệt giữa một bộ lạc trung bình và một bộ lạc thành công chính là văn hoá. Hơn nữa, văn hoá bộ lạc có nhiều cấp độ, từ thiếu hiệu quả đến ích kỉ cá nhân đến vĩ đại. Cuốn sách giải thích tại sao một số bộ lạc từ chối mọi cuộc thảo luận liên quan đến giá trị, tính cách, hay chính trực, trong khi các bộ lạc khác yêu cầu những cuộc thảo luận đó. Thủ lĩnh Bộ lạc phải là người xây dựng bộ lạc của mình, sau đó dừng lại để mọi người có thể tự đạt được sự vĩ đại đó.
3 bài học về sự phát triển của bộ lạc
Trong thế kỷ 21, các bộ lạc vẫn là những đơn vị xã hội hùng mạnh nhất
Sự tiến bộ của bộ lạc phụ thuộc vào chất lượng kết nối giữa các thành viên.
Để thay đổi một đội nhó
Xem thêm